Đặt Lịch

xoa bóp bấm huyệt chữa đau đầu

1. Xoa bóp bấm huyệt chữa đau đầu như thế nào?

Chứng đau đầu có thể là một tình trạng sức khỏe mãn tính. Ngoài triệu chứng đau nhói ở đầu, bệnh nhân còn có thể có các biểu hiện khác như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng và nhạy cảm với âm thanh.

Phương pháp điều trị đau đầu truyền thống bao gồm: Thay đổi lối sống để tránh các tác nhân gây bệnh, dùng thuốc giảm đau và các phương pháp điều trị phòng ngừa như dùng thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật. Bên cạnh đó, đối với một số người bị đau đầu, nhức đầu, việc kích thích các điểm áp lực trên cơ thể cũng có thể giúp giảm đau hiệu quả. Có 2 lựa chọn, đó là bấm huyệt (dùng tay ấn vào huyệt đạo) và châm cứu (dùng kim mỏng kích thích huyệt đạo). Với bấm huyệt, chuyên gia bấm huyệt sẽ tạo áp lực lên những vị trí cụ thể trên cơ thể - các huyệt đạo. Ấn vào những điểm này giúp giải phóng tình trạng căng cơ và thúc đẩy lưu thông máu. Đồng thời, bấm huyệt còn giúp giảm đáng kể các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị liệu.

2. Bấm huyệt trị đau đầu và nhức đầu

Các huyệt đạo có thể bấm huyệt để giảm đau nửa đầu bao gồm các huyệt trên tai, bàn tay, bàn chân và ở các vùng khác như mặt, cổ.
2.1 Huyệt đạo ở tai

Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy liệu pháp bấm huyệt trên các huyệt đạo ở tai có thể giúp giảm đau mãn tính.

Các huyệt đạo ở tai gồm:

    Huyệt Nhĩ Môn: Còn gọi là SJ21 hoặc Ermen. Huyệt đạo này nằm ở điểm đỉnh tai giáp với thái dương. Bấm huyệt Nhĩ Môn giúp giảm đau hàm và mặt;
    Điểm Daith: Đây là vị trí nằm ở phần sụn ngay trên lỗ vào ống tai. Một báo cáo vào năm 2020 cho biết một phụ nữ đã giảm đau đầu nhờ xỏ khuyên daith;
    Huyệt Nhĩ Tiêm: Còn gọi là HN6 hoặc Erjian. Huyệt đạo này nằm ở đỉnh vành tai. Bấm huyệt Nhị Gian có thể giúp giảm sưng và đau

2.2 Huyệt đạo ở tay

Huyệt Hợp Cốc, còn gọi là LI4 nằm giữa gốc ngón tay cái và ngón tay trỏ trên mỗi bàn tay. Bấm huyệt Hợp Cốc giúp giảm đau đầu và nhức đầu.

Cách bấm huyệt: Khi đã xác định vị trí huyệt Hợp Cốc, người dùng nhấn xuống huyệt trong 5 phút, di chuyển ngón cái theo hình tròn trong khi nhấn (chú ý không ấn mạnh tới mức đau). Sau đó đổi sang ấn huyệt trên tay còn lại. Người dùng có thể bấm huyệt nhiều lần trong ngày hoặc thường xuyên khi cần để làm giảm các triệu chứng đau đầu và nhức đầu.
2.3 Huyệt đạo ở chân

    Huyệt Thái Xung: Còn gọi là LV3 hay Tai Chong. Vị trí huyệt Thái Xung nằm ở khe giữa ngón chân cái và ngón chân thứ 2, lùi vào trong bàn chân khoảng 2,5 - 5cm. Với huyệt Thái Xung, bấm huyệt giảm đau đầu, căng thẳng, lo lắng và mất ngủ;
    Huyệt Túc Lâm Khấp: Còn gọi là GB41 hoặc Zulinqi. Huyệt đạo này nằm giữa ngón chân thứ 4 và thứ 5, hơi lùi lại vào bên trong bàn chân. Một nghiên cứu vào năm 2017 cho kết quả châm cứu vào huyệt Túc Lâm Khấp giúp giảm các cơn đau nửa đầu tốt hơn so với dùng thuốc và tiêm Botox;
    Huyệt Hành Gian: Còn được gọi là LV2 hoặc Xingjian. Huyệt đạo này nằm ở điểm trũng giữa ngón chân cái và ngón chân thứ 2. Bấm huyệt Hành Gian có thể làm giảm cơn đau ở hàm và mặt.

2.4 Các huyệt đạo khác

Bấm huyệt ở các huyệt đạo khác ở trên mặt, cổ và vai cũng có thể giảm đau đầu và các cơn đau khác. Các huyệt đó gồm:

    Huyệt Ấn Đường: Huyệt đạo này nằm ở giữa trán, gần lông mày, có thể được gọi là GV24.5 hoặc Yin Tang. Một nghiên cứu vào năm 2019 cho kết quả: Châm cứu ở huyệt Ấn Đường giúp tăng cường năng lượng và giảm căng thẳng cho người bệnh;
    Huyệt Toản Trúc: Còn được gọi là BL2 hoặc Zanzhu. Đây là 2 điểm lõm vào ở vị trí giao giữa mũi và lông mày. Một nghiên cứu vào năm 2020 cho kết quả: Châm cứu vào huyệt Toản Trúc và các huyệt đạo khác cũng giúp giảm tần suất các cơn đau nửa đầu;
    Huyệt Phong Trì: Còn gọi là GB20 hoặc Feng Chi. Huyệt phong trì nằm ở 2 điểm rỗng 2 bên dưới gáy, nơi cơ cổ tiếp xúc với đáy hộp sọ. Bấm huyệt Phong Trì có thể giúp giảm các cơn đau nửa đầu và mệt mỏi;
    Huyệt Kiên Tỉnh: Còn gọi là GB21 hay Jian Jing. Nó nằm ở điểm trên cùng của vai, giữa đầu vai và cổ. Bấm huyệt Kiên Tỉnh có thể giúp giảm đau, nhức đầu và cứng cổ.


3. Xoa bóp bấm huyệt chữa đau hiệu quả không?

Các nghiên cứu cho thấy cả châm cứu và bấm huyệt đều có thể giúp giảm một số triệu chứng đau đầu. Tuy nhiên, vẫn cần phải nghiên cứu thêm.

Một nghiên cứu thực hiện năm 2017 đã phát hiện rằng bấm huyệt có thể giúp giảm buồn nôn liên quan tới chứng đau nửa đầu. Nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2019 cũng cho kết quả tương tự: Việc tự bấm huyệt có thể làm giảm mệt mỏi cho người bị đau đầu. Các tình trạng rối loạn căng thẳng sau chấn thương và bệnh đa xơ cứng cũng có thể giảm đau bằng cách bấm huyệt và châm cứu.

https://humspa.vn/
https://humspa.vn/catalog/view/theme/